Các chuyên gia khẳng định, thời gian qua là giai
đoạn “thử lửa” của thị trường bất động sản. Qua giai đoạn giãn cách xã hội bởi
Covid-19, bất động sản vẫn là kênh được các nhà đầu tư quan tâm bởi tính sinh
lời ổn định và an toàn.
Theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc bộ phận nghiên cứu
và tư vấn Savills, dịch bệnh gây ảnh hưởng đến số lượng giao dịch chung cư tại
Hà Nội trong nửa đầu năm tuy nhiên giá bán trung bình sơ cấp vẫn tăng 7% theo
năm, đạt 1.460 USD/m2.
Đối với phân khúc biệt thự, căn hộ và nhà liền kề,
phân khúc hạng B dẫn đầu thị trường cho đến năm 2022, nguồn cung mới giá cao
với giá sơ cấp trung bình của biệt thự và liền kề tăng 19% và 9% theo Qúy.

Một số phân khúc
cơ bản như bất động sản công nghiệp, đất nền, nhà ở giá rẻ, chung cư cao cấp,
shophouse có thể phục hồi sớm ngay sau khi kinh tế phục hồi, trong khi văn
phòng cho thuê, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi chậm hơn. Để có được điều này,
thời gian qua gói kích thích kinh tế của Chính phủ, các chính sách sửa đổi
thông thoáng hơn đã có tác động tích cực đến thị trường bất động sản nói chung.
Trên thị trường
lãi suất, Chính phủ đã có những động thái tích cực và kịp thời. Nhìn chung, về
lãi suất tín dụng, lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm, phần này đã hỗ trợ rất
nhiều cho doanh nghiệp bất động sản để họ có thể dễ dàng hơn trong
huy động vốn. Như vậy, bất động sản sẽ vẫn là kênh đầu tư sinh lời vững bền bất
chấp biến động dịch bệnh.
Báo cáo về nguồn cung BĐS biệt thự/nhà liền kề nửa cuối 2020
Theo nghiên cứu
của Savill, nguồn cung BĐS mở rộng ra các huyện ngoại thành cùng với quy hoạch
mở rộng đô thị Hà Nội.
Nguồn cung mới
trong năm 2020 chủ yếu ở khu vực ven của các quận trung tâm do quỹ đất hạn chế
để phát triển các dự án biệt thự/nhà liền kề với quy mô vừa tới lớn. Những dự
án biệt thự/nhà liền kề với quy mô lớn đều tập trung ở các khu ngoại thành như
Vinhomes Wonder Park ở Đan Phượng, BRG-Sumitomo Smart City ở Đông Anh, Xuân Mai
Smart City ở Chương Mỹ hay hai khu đô thị Vinhomes ở Hòa Lạc. Việc đầu tư phát
triển tới các khu đô thị vệ tinh sẽ ngày rõ ràng hơn.

Theo nghiên cứu
của CBRE Việt Nam tại thị trường Hà Nội, bất động sản phía Tây sẽ là khu vực
hút dòng vốn đổ về. Theo thống kê của CBRE Việt Nam, giai đoạn từ 2017 đến 2019
khu vực này luôn chiếm tỷ trọng khoảng 60-70% nguồn cung bất động sản chào bán
trên toàn thị trường.
Nhờ được định
hướng trở thành trung tâm đô thị mới của Thủ đô, phía Tây được quy hoạch và đầu
tư hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông rất lớn và hiện đại. Những trục đường vành
đai và hướng tâm rộng lớn đã và đang dần hoàn thiện như đường Lê Văn Lương,
đường Đại lộ Thăng Long, trục Lê Quang Đạo kéo dài, … cùng các đại đô thị lớn
như Khu đô thị Dương Nội, Khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn, Khu đô thị Park
City, Khu đô thị Smart City, … đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ,
đã kéo theo một lượng dân cư lớn đổ về khu vực này sinh sống, tạo nên một diện
mạo đô thị mới sầm uất.
Không những vậy,
các dự án tiện ích xã hội cũng rầm rộ được đầu tư xây dựng và hoàn thiện ở khu
vực này, tạo ra giá trị sống ngày càng cao cho dân cư của chuỗi đô thị mới nằm
ở phía Tây này. Đơn cử như một trong những trung tâm thương mại lớn nhất nước
là Aeon Mall Hà Đông cũng đã đi vào hoạt động vào tháng 12/2019; Hay công viên
Thiên Văn Học đầu tiên tại Hà Nội có quy mô lên tới 12ha với hồ Bách Hợp Thuỷ
rộng 6ha nằm trong Khu đô thị Dương Nội mang lại một diện mạo mới không chỉ cho
khu đô thị này mà còn đem lại nơi vui chơi giải trí, không gian sống thoáng
đãng cho người dân khu vực.
Những dự án này
được xem như là một giải pháp bền vững để giảm bớt những gánh nặng về vấn đề
dân số, tắc nghẽn giao thông hay thiếu hụt hạ tầng.
Triển vọng thị trường 6 tháng cuối năm 2020
Theo báo cáo của
Savills, thị trường nhà ở là phân khúc ổn định. Quá trình đô thị hóa, tăng
trưởng dân số mạnh mẽ và quy mô hộ gia đình giảm tạo ra nguồn cầu về nhà ở.
Tính đến 2020, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đạt 37% thấp hơn so với các nước
Đông Nam Á (50%) và Châu Á (51%).
Tốc độ đô thị
hóa cao cho thấy tiềm năng lớn cho sự phát triển trong tương lai. Dân số Việt
Nam đạt 96 triệu người trong năm 2019 và dự kiến đạt 120 triệu vào năm 2050 với
tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt 57%.
Tầng lớp trung
lưu hiện chiếm 13% dân số và được dự đoán sẽ lên mức 26% vào năm 2026. Tổng số
hộ gia đình tăng 1,8% mỗi năm trong giai đoạn 2009-2019. Mỗi hộ dân trung bình
có 3,5 người, thấp hơn 0,3 người so với 2009.
Xu hướng đầu tư bất động sản tại khu vực phía Tây dự kiến sẽ tăng cao trong thời gian tới, khi hàng loạt tuyến đường mới đi vào hoạt động, cơ sở hạ tầng xã hội hoàn thành cũng như các giá trị sống bền vững được chú trọng phát triển sẽ tạo ra cú chuyển mình tăng giá tại thị trường bất động sản trong khu vực.
Chính vì vậy, nguồn cầu về nhà ở tại Hà Nội vẫn rất lớn, cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản còn rất nhiều.
Theo Thùy Vân tổng hợp